Một vài suy nghĩ về nghề
Lĩnh
vực thiết kế nội thất - kiến trúc tại Việt Nam đang phát triển và đặc biệt là
với sự sáng tạo và năng động từ đội ngũ thiết kế trẻ của chúng ta hiện nay đã
tạo nên một diện mạo thiết kế mới nền thiết kế về kiến trúc và nội thất tại
Việt Nam . Thế nhưng với những yêu cầu và đòi hỏi từ phía nhà tuyển dụng nhân
sự đưa ra đã giết chết những tài năng bằng những yếu tố như kinh nghiệm trong
nghề ( mặc dù nó không phải là yếu tố chính và quan trọng cần thiết để thành
công ) nhưng lại được các nhà tuyển dụng đưa ra và như thế có nhiều bạn trẻ với
nhiệt huyết cùng với sự sáng tạo năng động đã bị loại ngay vòng đầu và tôi nghĩ
những nhà tuyển dụng nào mà đặt tiêu chí kinh nghiệm lên hàng đầu trong khâu
tuyển dụng nhân sự về lĩnh vực thiết kế là một sai lầm lớn và tôi tin chắc rằng
công ty đó sẽ không thể có nhiều nhân tài được .
Vậy tại sao không phải là bạn
khai phá ra những tài năng cho nền kiến trúc và nội thất ? Tại sao không phải
bạn là người giúp cho những bạn trẻ có tài năng sáng tạo và khao khát làm việc
chuyên nghiệp ? .Cuộc sống chúng ta luôn luôn cần sáng tạo , bất kể mọi lĩnh
vực nào đều cần tới yếu tố sáng tạo mà không chỉ riêng lĩnh vực thiết kế . Với
tôi yếu tố sáng tạo nó có thể giống như một quả bom nguyên tử để khai phá ra
những thế giới mới , sáng tạo sẽ thay đổi thế giới tốt hơn .
Tại sao hãng Apple
lại thành công trong lĩnh vực điện tử , máy tính ? Câu trả lời là họ thành công
là nhờ vào những sự sáng tạo vượt khuôn khổ suy nghĩ của người khác , với những
ý tưởng táo bạo đột phá đã khiến thế giới thay đổi , không chỉ làm thay đổi sâu
sắc về làng công nghệ điện tử mà còn làm thay đổi cả về xã hội và con người
.Tôi thíc câu nói của Steve Job "
Think deference " đúng vậy chúng ta lâu nay luôn làm và nghĩ theo
một lối mòn duy nhất của người đi trước để lại và chỉ có một vài người có ý
tưởng táo bạo và đột phá dám nghĩ dám làm không theo khuôn mẫu . Và một số
người mà có những cách suy nghĩ không theo khuôn mẫu đó luôn thành công và
thành công vang dội . Còn chúng ta thì sao ? Với lối suy nghĩ và tư duy theo
lối mòn chúng ta cũng đã an phận với những gì chúng ta có nhưng những thứ chúng
ta làm chỉ là một vài điều bình thường không thể làm thay đổi được gì không
giúp cho thế giới nó vận chuyển nhanh hơn và tốt hơn . Vậy tại sao chúng ta
không dám nghĩ như Steve Job nghĩ ? Tại sao chúng ta không nghĩ rằng là Trái
Đất sẽ quay lộn quỹ đạo vào ngày mai ? Tại sao chúng ta cứ phải làm theo những
gì mà người khác đã làm mà không dám thử theo cách riêng của mình ? Tại sao
không phải những thiết kế vượt thời gian , kinh điển được tạo ra từ bạn mà đến cả ngàn đời sau thế
giới vẫn phải ca ngợi bạn ? . Riêng đối với tôi trong lĩnh vực thiết kế nội
thất và kiến trúc thì bản thân tôi rất là ngưỡng mộ bà Zaha Hadid , Thomas
Heatherwick , Daniel Libeskind .... và cũng còn nhiều người khác trong cùng
lĩnh vực .
Nếu để ví sự công phá của bom
nguyên tử hay là những siêu tên lửa thì 3 người trên họ có sự sáng tạo và ý
tưởng như những quả bom nguyên tử . Tại sao tôi lại so sánh như vậy ? Vì ở họ
có một năng lượng sáng tạo có thể nói là vô biên và có sức ảnh hưởng lớn tới
mọi người , những ý tưởng của họ hầu như hoàn toàn là không bị câu lệ bởi một
nguyên tắc nào , nó luôn sinh ra và phát triển trong quá trình làm việc .
Daniel Libeskind có nói rằng " nếu có đối thủ của thứ kiến trúc đơn giản
thì tôi chính là đối thủ của thứ kiến trúc đơn giản đó " . Ông không chỉ
nói chơi như vậy cho thiên hạ biết mà đã thực hiện những công trình lớn mang
tầm vóc quốc tế và đặc biệt là đúng theo những gì ông nói . Công trình của ông
không hề đơn giản cả về hình dáng và ý niệm . Ông đã phá bỏ những nguyên tắc có
thể nói là bảo thủ của kiến trúc mà đã ngự trị bấy lâu nay .Ông là một trong
những người đã dám đi theo con đường riêng của mình để tạo nên một thế giới
kiến trúc mang phong cách của riêng ông và mọi người đều phải ồ lên ngạc nhiên
trong sự thíc thú và không tưởng từ những công trình kiến trúc của ông .
Zaha
Hadid là một nữ kiến trúc sư tài năng và cũng là một nhà thiết kế giỏi , bà
chính là một trong những người đầu tiên khai phá ra nền kiến trúc của thế kỷ
mới này , kiến trúc của bà mang ngôn ngữ chuyển động của không gian và ánh sáng
và trên hết là yếu tố sáng tạo đột phá của bà . Những công trình của bà khi ta
nhìn vào chúng ta mới thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật trong kiến trúc , với
những không gian tưởng chừng không thể có nhưng lại có trong công trình của bà
. Còn Thomas Heatherwick thì sao ? . HeatherWick là người Anh , ở đất nước của
anh người ta coi anh như là một Leonardo da Vinci thứ 2 , những thiết kế của
anh rất ngẫu hứng và hoàn toàn là đặc biệt , không có công trình nào của anh là
giống nhau cả ,các công trình hoàn toàn khác nhau . Ở anh " cái phong cách
chính là cái không phong cách " . Zaha Hadid , Daniel Libeskind , Thomas
Heatherwick đều có điểm chung là có sự sáng tạo táo bạo và có thể nói là vô hạn
, lối suy nghĩ của họ hoàn toàn khác với chúng ta nghĩ , họ có một thế giới
ngôn ngữ thiết kế riêng của họ mà chúng ta không có . Họ có là do họ tự khai
phá ra nó và nuôi nó lớn , còn chúng ta không có là vì chúng ta không dám từ bỏ
lối tư duy theo lối mòn bấy lâu nay mà chúng ta có . Ở trong 3 con người đó có
bản lĩnh nghề nghiệp lớn mà chúng ta phải ngả nón cúi đầu trước họ .
Tôi mong
rằng ở Việt Nam sẽ có những người có bản lĩnh nghề nghiệp như 3 người trên để
nền kiến trúc và nội thất Việt sáng sủa , dám nói không với việc copy và paste
của đội ngũ kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất đông đảo như hiện nay . Và
ngay cả việc đào tạo bài bản trong trường thì tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải
có một cái gì đó định hướng về bản lĩnh nghề nghiệp và thôi thúc , tạo môi
trường thoáng cho sinh viên sáng tạo , chấp nhận những ý tưởng mới lạ đột phá
thậm chí có phần ngông cuồng của sinh viên . Hiện tại ở Việt Nam đang tồn tại
một vấn đề kinh niên mà chúng ta chưa chữa được đó là lỗi hệ thống có từ những
người dạy cho tới người học .
Người dạy thì họ đa phần vẫn bảo thủ cái quan
điểm của họ . Họ không chấp nhận những hướng đi mới của sinh viên và họ luôn
nói là chúng ta phải làm như thế này giống như thế này ( giống những người đi
trước ) . Trong lĩnh vực thiết kế yếu tố sáng tạo bị dìm chết là từ những quy
luật bảo thủ của những người đi trước và họ dùng nó như một cán cân để xét xem
nó tốt hay nó dở và họ cho nó là cái tuyệt đổi để dựa vào nó để phán xét những
thiết kế khác .
Thế nhưng họ quên mất một điều rằng nghệ thuật và thiết kế nói
chung nó không bị phụ thuộc bởi bất cứ yếu tố nào , nghệ thuật và thiết kế nó luôn luôn biến động và chúng
ta không thể bắt nó phải như này như thế nọ được . Cuộc sống chúng ta đa cực ,
đa sắc màu , đa diện vậy tại sao chúng ta cứ phải khăng khăng là chúng ta phải
nhất nhất , phải theo nó như nó đã định mà không phải làm khác đi ? Tại sao ?
Và một yếu tố nữa cũng quan trọng không kém đó là vấn đề " bản lĩnh nghề
nghiệp " . Vấn đề bản lĩnh nghề nghiệp nó nói lên trình độ năng lực của
anh ra sao , hiện tại ở trên thế giới thì tôi không biết những nhà thiết kế họ
có sao chép của nhau hay không thì tôi không biết ( trừ những nhà thiết kế lẫy
lừng nổi tiếng ra) còn ở Việt Nam thì có thể nói là vui đáo để , tình trạng
copy và paste của chúng ta hiện nay rất phổ biến đang trăm hoa đua nở , có thể
nói là người người thi đua thiết kế nhưng lại lấy thiết kế của người khác vào
trong công trình của mình rồi biến đổi nó một chút rồi nói với người khác đó là
thiết kế của mình , đó là tình trạng hiện nay rất phổ biến. Đó là ngoài thực tế xã hội , còn trong môi
trường đào tạo đại học thì sao ? cái này mới quan trọng . Vấn đề vẫn là vấn đề
muôn thủa không có biện pháp chữa trị mặc dù vẫn còn tốt hơn là ngoài thực tế ,
thế nhưng mặc dù sinh viên làm đồ án trong nhà trường vẫn bị gò bó bởi những
người Thầy , tôi xin dùng từ bình thường ở đây .
Một người thầy bình thường mà
tạo cho sinh viên những tư tưởng bình thường thì sinh viên đó cũng bình thường
. Thế nhưng không phải sinh viên nào cũng vậy , thi thoảng có một vài anh chàng
lập dị nhưng lại có những ý tưởng táo bạo và khác lạ chưa dám nói là đột phá ở
đây . Và những người có thể nói là nhân văn tài này thường mang tính cách khó
hiểu và hơi khó tiếp xúc với họ qua vài lần đầu tiên và còn nhiều thứ khác nữa
.......
.Một vấn đề mà trong quá trình học và sửa đồ án tôi thấy một vài điều
hơi buồn cười một chút đó là hai từ " Ý Tưởng " hai từ này hay bị
những nhà thiết kế trẻ tương lai và thi thoảng có một vài Thầy lạm dụng sử dụng
nó trong đồ án . Có thể do quan điểm của tôi khác với các bạn đó và với Thầy
nhưng chúng ta vẫn phải làm rõ vẫn đề đó là hai từ " Ý Tưởng " đó là
gì ?
Trong
lĩnh vực thiết kế nội thất và Kiến trúc nói riêng thì hai từ Ý tưởng nó được sử
dụng để nói lên cái ý nghĩa của công trình nó ra sao , nó được tạo lên từ đâu ?
, nó được sinh ra từ cái gì ? và nó hàm chứa gì trong đó ?
Trong
thiết kế nội thất nói riêng thì có hai yếu tố cần phải phân biệt rõ ràng đó là
có hai mảng : thứ nhất đó là mảng trang trí . thứ hai đó là mảng ý tưởng .
Riêng
đối với tôi trong quá trình làm đồ án môn học thì tất cả những đồ án tôi làm
đều mang nặng tính ý tưởng và yếu tố trang trí nhẹ hơn . Vậy giữa trang trí và
ý tưởng nó khác nhau như thế nào ? Yếu tố trang trí thì chỉ đơn thuần là trong
một không gian đó bạn trang trí nó bằng màu sắc và các mảng khối không gian ,
ánh sáng , cây cối , yếu tố vật dụng trong đó .... và tôi gọi chung lại là thủ
pháp trang trí , thủ pháp giải quyết không gian vì nó tuân theo một số quy luật
thiết kế . Còn ý tưởng thì sao ? ý tưởng ở đây có nghĩa là trong một công trình
thiết kế nội thất đó người thiết kế sử dụng hình ảnh đặc chưng gì cho không
gian đó và tạo ra không gian đó mà người xem có thể liên tưởng tới cái đó hoặc
là hồi nhớ về một thứ gì đó chẳng hạn ..... Chẳng hạn yếu tố gió , nước , cây
cối .... nói chung là rất nhiều . Khi bạn bước vào không gian đó thì bạn thấy
không gian đó được thiết kế những khối uốn lượn như nước lập tức bạn liên tưởng
tới hình ảnh nước ngay và đó mới gọi là ý tưởng . Ý tưởng là cái ý mà tác giả
mang vào trong công trình đó và nó mang ý nghĩa tổng thể của không gian đó chứ
không phải mảng tường này vẽ lên vài cây hoa mảng tường kia tô màu xanh mảng tường kia dán vài thứ khác lên ..... và
gọi là ý tưởng thì tôi nghĩ điều đó không đúng bởi vì khi vào trong không gian
đó tôi không thể cảm nhận được điều gì cả vì chúng chả ăn nhập gì với nhau và
tôi cũng không thể liên tưởng được tới cái gì . Có nhiều bạn sinh viên khi nói
với giảng viên của họ là " thưa thầy ở đây em lấy ý tưởng này để tạo nên
........." thế nhưng khi nhìn vào đồ án thì chả thấy cái hình ảnh gì cả
chả thấy cái ý tưởng đặc trưng nó như thế nào mà chỉ thấy hoàn toàn là yếu tố
trang trí mà thôi . Nói tóm lại một thiết kế nổi bật là một thiết kế mang yếu
tố sáng tạo và yếu tố ý tưởng trong đó chứ không phải là một thiết kế mang nặng tính
trang trí . Chỉ có ý tưởng mới không bị sao chép chỉ có ý tưởng mới không bị
nhàm chán , chí có ý tưởng mới không bị lẫn lộn giữa muôn trùng thiết kế khác .
Còn trang trí thì sao ? Nhìn A giống B na ná C hao hao E ........nói chung chả
có gì đặc biệt và những thiết kế đó sớm đi vào quên lãng .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét